Vải lycra là gì? Đặc điểm và ứng dụng của vải lycra

01.12.2023
Mục lục (Hiện)

Độ co giãn luôn là đặc tính lý tưởng cho việc may các loại trang phục thể thao, và vải Lycra chính là chất liệu tốt nhất để tạo ra độ co giãn. Vậy vải Lycra là gì? Cùng tìm hiểu về ưu điểm và nhược điểm của chất liệu này thông qua các thông tin hữu ích từ 5S Fashion.

I. Vải lycra là vải gì? 

Lycra, sản phẩm elastane của DuPont, là một thương hiệu nổi tiếng. Mặc dù có nhiều tên gọi khác nhau nhưng vải thun Lycra, spandex và elastane đều là cùng một chất liệu và loại vải tổng hợp này có độ đàn hồi cao, hơn nữa bạn có thể kéo giãn gấp 5-8 lần kích thước thông thường của chúng.

Ngoài ra, vải thun Lycra có khả năng chịu nhiệt cao và được sử dụng để bổ sung cho các chất tổng hợp nhạy cảm với nhiệt như polyester và nylon, không giống như nhiều loại vải tổng hợp khác.

Vải lycra là vải gì? 

Vải lycra là vải gì?

II. Các thuật ngữ có liên quan đến vải Lycra

Thuật ngữ Elastane: Elastane là thuật ngữ phổ biến ở Châu Âu để chỉ loại vải có tính đàn hồi cao, đặc biệt là các loại vải copolymer polyether-polyurea. Lycra được đánh giá là loại vải Elastane chất lượng cao và được ưa chuộng nhất.

Thuật ngữ Spandex: Spandex là thuật ngữ không được đăng ký nhãn hiệu của bất kỳ công ty nào. Đây chỉ là tên gọi ban đầu của các dạng vải được phát triển từ polyurethane bởi công ty Dupont. Thuật ngữ Spandex gần gũi với tính chất vốn có của vải và được sử dụng phổ biến hơn tại Hoa Kỳ để chỉ các sản phẩm elastane.

Các thuật ngữ có liên quan đến vải Lycra

Các thuật ngữ có liên quan đến vải Lycra

III. Ưu và nhược điểm của vải Lycra

1. Ưu điểm của vải Lycra

  • Về độ co giãn cao: Đây là một ưu điểm lớn của chất liệu này. Khả năng co giãn giúp trang phục luôn mang lại cảm giác thoải mái cho người sử dụng. Với khả năng co giãn gấp 8 lần so với hình dạng ban đầu, chỉ cần chứa 10% Lycra, sản phẩm được làm ra sẽ có độ co giãn gấp đôi.
  • Về độ bền: Mặc dù có tính đàn hồi cao, chất liệu này lại có độ bền khá cao. Được sản xuất từ nguyên liệu tổng hợp, vải có tuổi thọ cao hơn so với nhiều chất liệu khác.
  • Tính thẩm mỹ cao: Nhờ độ co giãn lớn, bề mặt vải luôn mềm mại, giúp trang phục ôm sát cơ thể, tạo nên những đường cong sắc nét và quyến rũ.
  • Kết hợp linh hoạt với nhiều loại vải: Sợi Lycra có thể kết hợp với nhiều loại sợi vải khác nhau, tạo ra sự đa dạng về chủng loại như vải cotton 2 chiều, cotton 4 chiều, vải thun lạnh, hoặc để tăng độ co giãn cho vải polyester, visco, nylon và nhiều loại vải khác.
  • Về khả năng chịu nhiệt: So với các loại vải tổng hợp khác, vải Lycra có khả năng chịu nhiệt tốt hơn, cho phép người dùng sử dụng thoải mái trong thời tiết nắng nóng.

 Ưu điểm của vải Lycra

 Ưu điểm của vải Lycra

2. Nhược điểm của vải Lycra

  • Giá thành khá cao: Giá thành cao và tác động môi trường: Vải Lycra được xem là một chất liệu có giá thành tương đối cao. Sản phẩm sử dụng tỷ lệ Lycra cao thường có giá cao hơn. Mặc dù chỉ chiếm một tỷ trọng nhỏ trong tấm vải nhưng vải co giãn tốt thường có giá cao hơn. 
  • Khó phân hủy: Do được sản xuất từ các chất tổng hợp, vải Lycra không thân thiện với môi trường và khó phân hủy, có thể gây tác động xấu nếu sản xuất vải Lycra ngày càng tăng.

Nhược điểm của vải Lycra

Nhược điểm của vải Lycra

IV. Phân loại vải thun lycra

Vải thun lycra có thể được phân loại dựa trên nhiều tiêu chí khác nhau, tuy nhiên phân loại chính dựa trên độ đàn hồi của sợi lycra và tỷ lệ phần trăm lycra trong vải. Thông thường, vải thun lycra được phân loại thành ba loại chính như sau:

1. Vải lycra 2 chiều 

Lycra 2 chiều chỉ có độ co giãn theo chiều ngang hoặc dọc, thích hợp cho các trang phục có độ co giãn một chiều như quần tây nam, chân váy, áo sơ mi,...

2. Vải lycra 4 chiều 

Lycra 4 chiều có độ co giãn cả theo chiều ngang và dọc, cho phép vải co giãn tốt hơn và đưa ra cảm giác thoải mái cho người mặc. Loại vải này thường được sử dụng cho các trang phục thể thao, đồ bơi, đồ lót,...

3. Vải lycra blend 

Lycra blend là loại vải được tạo từ sợi lycra kết hợp với các loại sợi khác như cotton, polyester, rayon,... để tạo ra các tính chất đặc biệt cho vải như độ co giãn, độ bền, thấm hút mồ hôi,... Đồng thời, vải lycra blend còn thường được sử dụng cho các trang phục thể thao, áo phông, quần jean và đồ nội y.

Phân loại vải thun lycra

Phân loại vải thun lycra

V. Quy trình sản xuất của Vải Lycra như thế nào?

Vải Lycra được tạo ra từ các nguyên liệu tổng hợp và quá trình sản xuất diễn ra trong phòng thí nghiệm. Có 4 phương pháp chính để sản xuất vải tổng hợp, bao gồm kéo sợi phản ứng, kéo sợi khô, kéo sợi ướt và đùn ép nóng chảy. Tuy nhiên, trong quá trình sản xuất sợi Lycra, phương pháp kéo sợi khô được sử dụng rộng rãi.

Đầu tiên, để tạo sợi Lycra, prepolymer được tạo ra bằng cách trộn macro glicol và một monomer diisocyanate với nhau. Đây được coi là thành phần cơ bản của vải và còn được gọi là chất tiền trùng hợp khi được tác động bởi nhiệt độ và áp suất được điều chỉnh cẩn thận.

Phản ứng tiếp theo là phản ứng đùng dây chuyền, trong đó chất tiền trùng hợp tác động với axit diamine để tạo thành một chất vừa đặc vừa nhớt. Để làm loãng chất này, hỗn hợp tiếp tục được kết hợp cùng với dung môi.

 Quy trình sản xuất của Vải Lycra

 Quy trình sản xuất của Vải Lycra

Sau khi hỗn hợp hoàn hảo được tạo ra, dung dịch sẽ được đưa vào máy bơm chuyên dụng. Trong máy, có một thiết bị gọi là spinneret, khi dung dịch đi qua thiết bị này, nó sẽ được phun ra thành những dòng dung dịch nhỏ hơn. Để biến dòng chất lỏng này thành dạng rắn, chúng sẽ tiếp xúc với dung dịch khí nitơ và dung môi đã được làm nóng trước đó.

Để tăng độ bền và giúp sợi Lycra được sử dụng rộng rãi hơn, chúng sẽ được đưa vào một thiết bị nén bằng khí để tạo thành những sợi xoắn, có độ dài và kích thước khác nhau. Trước khi đưa sợi đến các nhà máy dệt may, chúng sẽ được tiếp xúc với magie stearat để hoàn thiện sợi vải.

VI. Một số ứng dụng của vải thun Lycra trong đời sống

1. Sản xuất may mặc hàng ngày

Vải Lycra không chỉ được sử dụng để may quần áo, mà còn đóng góp một phần quan trọng vào tính co giãn và thoải mái của trang phục. Sợi Lycra có thể được kết hợp với các chất liệu khác như polyester, nylon, cotton để tạo ra những loại vải đa dạng.

Đặc biệt, chất liệu này thường được sử dụng để may đồ lót cho cả nam và nữ. Với tính co giãn tốt, trang phục ôm sát cơ thể như áo thun, quần legging, váy đầm hay các loại tất, đều được làm từ chất liệu Lycra để giúp người mặc thoải mái và không bị bức bí.

Sản xuất may mặc hàng ngày

Sản xuất may mặc hàng ngày

Ngoài ra, các loại quần áo thể thao cũng thường sử dụng chất liệu Lycra để tăng tính co giãn và thoải mái cho người chơi thể thao. Với sự góp mặt của chất liệu này, trang phục có thể ôm sát cơ thể mà vẫn không gò bó, giúp người chơi hoạt động dễ dàng và nhẹ nhàng hơn.

2. Ứng dụng trong điện ảnh

Trong ngành công nghiệp điện ảnh, để tạo ra những nhân vật 3D sống động hơn, diễn viên thường phải mặc bộ đồ chụp chuyển động ôm sát cơ thể. Đây là một loại trang phục được thiết kế với đủ kích thước và may sát vào cơ thể, nhờ vào chất liệu Lycra mà trang phục có khả năng co giãn cao, giúp diễn viên linh hoạt trong mọi tư thế diễn xuất.

 Ứng dụng của vải lycra trong điện ảnh

 Ứng dụng của vải lycra trong điện ảnh

3. Trong ngành y tế

Trong ngành y học, chất liệu Lycra hiện đang được ưa chuộng hơn Latex trong việc sản xuất nẹp lưng, nẹp gối, cũng như chế tạo ống cao su và ống phẫu thuật.

VII. Giá thành của vải Lycra như thế nào?

Nhờ tính chất co giãn độc đáo, vải Lycra có giá thành tương đối cao. Nhiều hãng may sẵn lòng chi trả số tiền lớn để sở hữu loại vải Lycra tốt nhất. Mặc dù được sản xuất từ nguyên liệu tổng hợp, quy trình sản xuất phức tạp khiến giá thành tăng cao.

Ứng dụng của chất liệu này ngày càng phổ biến, làm tăng giá vải so với polyester hay nylon. Do tỷ lệ sợi Lycra trong sản phẩm không cao, người tiêu dùng thường không đánh giá được sự quan trọng và giá trị của chất liệu này. Một bộ trang phục có nhiều sợi Lycra sẽ có giá thành cao hơn.

vải Lycra có giá thành tương đối cao

Vải Lycra có giá thành tương đối cao

VIII. Một số lưu ý khi sử dụng và bảo quản vải Lycra đúng cách

1. Sử dụng nước ấm hoặc lạnh 

Khi giặt vải, hãy sử dụng nước ấm (khoảng 40 độ C) hoặc nước lạnh. Tránh sử dụng nước quá nóng vì nhiệt độ cao có thể làm vải dễ bị giãn ra.

2. Tránh sử dụng bàn ủi

Vì chất liệu này ít bị nhăn, bạn không cần phải sử dụng bàn ủi. Nếu cần thiết, hãy đặt nhiệt độ bàn ủi dưới 180 độ C.

3. Không nên sử dụng chất tẩy

Loại vải này không nên được sử dụng chất tẩy vì chúng có thể làm mất đi các tính chất vật lý của vải. Để tránh việc sử dụng chất tẩy trong mỗi lần giặt, hãy bảo quản quần áo cẩn thận hơn.

4. Tránh giặt máy quá nhiều

Tốc độ quay của máy giặt và máy sấy có thể làm vải bị giãn ra nhiều. Vì vậy, hãy cân nhắc giặt tay để giữ cho sản phẩm luôn trông như mới.

Một số lưu ý khi sử dụng và bảo quản vải Lycra đúng cách

Một số lưu ý khi sử dụng và bảo quản vải Lycra đúng cách

Mặc dù vải Lycra được làm từ các nguyên liệu tổng hợp nhưng chất liệu này giúp vải tăng khả năng co giãn, mang lại cảm giác thoải mái cho người mặc. Có thể mọi người sở hữu ít nhất một sản phẩm từ sợi Lycra trong tủ đồ, mặc dù họ có thể không nhận ra điều này. 5S Fashion hy vọng bài viết giúp mọi người hiểu rõ hơn về vải lycra là gì? và những ưu điểm của vải Lycra. 

5S Fashion - Thời trang cho nam giới

>>> Xem thêm:

Biên tập: Võ Hoài Yến Nhi
Đã thêm vào giỏ hàng!
Xem giỏ hàng