Bánh xe màu sắc và cách phối đồ theo bánh xe màu sắc đẹp

02.12.2023
Mục lục (Hiện)

Phối màu hài hòa trong thời trang luôn là một nghệ thuật mà không ai cũng đủ trình để có thể kết hợp chúng một cách đặc sắc. Chính vì thế mà bánh xe màu sắc là một trong những cách hữu hiệu để tạo nên những outfit hợp màu và ấn tượng. Vậy trong bài viết này, hãy cùng 5S Fashion tìm hiểu về  bánh xe màu sắc và cách phối đồ sành điệu theo bánh xe màu sắc nhé.

Bánh xe màu sắc là gì?

Chắc chắc các chàng sẽ đều thắc mắc bánh xe màu sắc là gì? Bánh xe màu sắc hay còn gọi là bánh xe màu hoặc vòng tròn màu là tập hợp các màu sắc với sắc độ khác nhau theo màu cầu vồng. Những màu sắc này sẽ được sắp xếp theo hình vòng tròn. Bánh xe màu sẽ có 12 ô tương ứng với 12 màu sắc chủ đạo và chia thành hình nan quạt. Mỗi màu sắc trong vòng tròn này sẽ có 8 cấp độ màu đậm nhạt khác nhau, màu càng nhạt sẽ càng gần tâm vòng tròn hơn.

Bánh xe màu sắc là gì

Bánh xe màu sắc là gì

Vòng tròn màu sắc này thể hiện mối quan hệ của các cấp màu 1, cấp màu 2 và cấp màu 3. Khi chúng ra phối trộn 2 màu bất kỳ trong bảng màu này sẽ tạo nên một màu sắc khác biệt. Đây chính là cơ sở để hình thành một thế giới đầy màu sắc như hiện tại.

Lịch sử ra đời của bánh xe màu sắc

Năm 1666, khi đang nghiên cứu ánh sang rọi qua thủy tinh, nhà khoa học nổi tiếng Issac Newton đã phát hiện ra rằng ánh sáng không chỉ có một màu mà nó là tổ hợp của rất nhiều màu sắc khác nhau. Và khi viết cuốn sách Opticks, ông đã ghi chép chúng thành một vòng tròn màu theo màu cầu vồng. Và bánh xe màu sắc được thiết kế chính là dựa trên cấu trúc màu cầu vồng của ông. 

Lịch sử ra đời của bánh xe màu sắc

Lịch sử ra đời của bánh xe màu sắc

Cấu tạo của bánh xe màu sắc

Màu cơ bản hay còn gọi là màu cấp 1

Màu cơ bản hay còn gọi là màu cấp. Sở dĩ gọi là màu cơ bản bởi vì đây là tổ hợp của 3 màu chủ đạo Vàng -Yellow, Đỏ - Red, Xanh - Blue. Ba màu này được gọi là ba màu giúp hình thành lên tất cả các màu còn lại. Chúng sẽ được phối trộn với nhau theo những tỷ lệ nhất định để có thể tạo nên nhiều màu sắc khác nhau, đem tới sự muôn màu cho thế giới. Đỏ, Vàng và Xanh cũng là nhóm màu nổi bật nhất và có thể nói là chói lóe nhất. Ba màu này chỉ có thể phối được với các màu sắc, nếu phối cùng nhau sẽ rất thảm họa.

Màu cấp độ 1 của bánh xe màu sắc

Màu cấp độ 1 của bánh xe màu sắc

Màu cấp 2

Ba màu sắc đại diện cho nhóm màu cấp 2 chính là Cam – Orange, Xanh lá – Green và Tím – Purple. Chắc chắn các bạn sẽ thắc mắc tại sao 3 màu này lại thuộc nhóm màu cấp đúng không? Rất đươn giản thôi, màu cấp 2 chính là sự pha trộn đúng tỷ lệ của 3 màu cấp. Màu cam được tạo nên từ sự pha trộn của màu đỏ và vàng, màu tím là kết hợp của màu xanh dương và đỏ và màu xanh lá là từ màu xanh dương và vàng. Với sự pha trộn này, có thể thấy, các màu ở cấp 2 có sắc độ nhẹ nhàng hơn, giảm bớt sự chói lóa.

Màu cấp độ 2 của bánh xe màu sắc

Màu cấp độ 2 của bánh xe màu sắc

Màu cấp 3

Màu cấp 1 và màu cấp 2 là sự tổng hòa của 6 màu. 6 màu còn lại tạo nên màu cấp 3. 6 màu đó là Cam vàng – Amber, Cam đỏ - Vermilion, Tím đỏ - Magenta, Tím lam – Violet, Lục vàng – Chartreuse và Lục lam – Teal. Để có được 6 màu này chính là nhờ vào sự pha trộn với tỷ lệ bằng nhau của 1 màu cấp 1 và 1 màu cấp 2. Tương tự như ở màu cấp 2, các màu sắc trong màu cấp 3 cũng có sắc độ nhẹ nhàng hơn rất nhiều.

Màu cấp độ 3 của bánh xe màu sắc

Màu cấp độ 3 của bánh xe màu sắc

Đọc thêm: 

Nguyên tắc phối màu cơ bản của bánh xe màu sắc

Phối màu đơn sắc

Phối màu đơn sắc được hiểu là sử dụng phối màu dựa trên một màu duy nhất. Nhiều bạn chắc chắn sẽ thắc mắc nếu như chỉ phối theo một màu duy nhất thì có bị nhàm chán quá không? Với cách phối này, các bạn sẽ không phải phối nguyên một màu mà sẽ phối theo những sắc độ đậm nhạt khác nhau của màu đó. 

Phong cách phối màu này được rất nhiều người áp dụng, đặc biệt là những người nghiệp dư không có nhiều kinh nghiệm trong phối màu. Đây là một xu hướng phối màu được sử dụng trong cả thời trang, thiết kế nội thất,....

Phối màu đơn sắc

Phối màu đơn sắc

Phối màu tương phản

Từ ngay cái tên, chúng ta cũng có thể mường tượng ra được cách phối màu này rồi đúng không? Phối màu tương phản hay còn được gọi là phối màu đối xứng. Đây là một cách phối đồ được rất nhiều fashionista và stylist sử dụng. Với cách phối này, các bạn sẽ sử dụng hai màu sắc đối diện với nhau trong vòng tròn màu. Đây được coi là cách phối màu vô cùng bắt mắt, độc đáo, sành điệu. Bởi vì khi phối màu theo cách này, hai màu sắc sẽ có sự tương phản bổ trợ cho nhau làm nổi bật nhau và tạo nên sự ấn tượng và hài hòa tuyệt đối. Do vậy, nhiều tín đồ thời trang hoặc những người đam mê phong cách cá tính nổi loạn rất hay phối màu theo cách này.

Phối màu tương phản

Phối màu tương phản

Phối màu tương đồng

Nhiều bạn chắc chắn sẽ bị hiểu lầm phối màu tương đồng với phối màu đơn sắc. Nhưng hai cách phối này hoàn toàn khác nhau nhé. Phối màu tương đồng là cách phối 3 màu liền kề nhau trong bánh xe màu sắc. Cách phối này có tên gọi khác là Analogous. Phối màu tương đồng sẽ tạo cho chúng ta những tổng thể vô cùng hợp mắt, có phần nhã nhặn, cực thu hút. Bởi vậy mà cách phối này không hề khiến chúng ta cảm thấy lộn xộn, rối mắt mà lại vô cùng tự nhiên, hài hòa. 

Chính vì vậy mà khi sử dụng cách phối này, chúng ta có thể dễ dàng phân biệt các nội dung hay tập trung vào một màu sắc nổi bật nhất. Đó cũng chính là tips để phối màu trong cách này. Chúng ta sẽ lựa chọn ra một màu chủ đạo nhất, sau đó màu thứ 2 sẽ có tần xuất ít hơn và màu thứ 3 sẽ được xuất hiện ít nhất. Như vậy, các màu sẽ có sự bổ trợ cho nhau để làm nổi bật nhau.

Phối màu tương đồng

Phối màu tương đồng

Phối màu bổ túc bộ ba

Phối màu bổ túc bộ ba hay được gọi là Triadic. Cách phối màu này cũng sử dụng 3 màu như phối màu tương đồng, tuy nhien, 3 màu này sẽ nằm ở 3 góc khác nhau trong bánh xe màu sắc và được tạo thành một hình tam giác đều. Theo các chuyên gia đánh giá, đây là cách phối vô cùng an toàn và đơn giản không lo bị rối mắt. Một số cặp màu có thể kể đến: vàng - xanh - đỏ, xanh lá - tím - cam,....

Mặc dù là một phối màu vô cùng an toàn và có sự cân bằng, tuy vậy, đôi khi cách phối này lại khá là nhàm chán và không có sự đổi mới, nổi bật. Để có thể tạo điểm nhấn trên set 3 màu của cách phối này dường như trở nên khó hơn. 

Phối màu bổ túc bộ ba

Phối màu bổ túc bộ ba

Phối màu bổ sung xen kẽ

Phối màu bổ túc xen kẽ hay còn được gọi là Split – complementary. Đây chính là một cách phối vô cùng ấn tượng và tạo nên nhiều bất ngờ cho người đối diện ngay từ lần nhìn đầu tiên.

Với cách phối màu này, chúng ta sẽ sử dụng 3 màu ở 3 góc khác nhau trên bánh xe màu sắc sao cho tạo thành một hình tam giác cân. Cách phối màu này đã giúp cho nhiều nhà sản xuất sáng tạo nên những bộ màu vô cùng độc đáo, hài hòa cho các sản phẩm của mình. Vì vậy mà hiện tại có rất nhiều sản phẩm của nhiều ngành khác nhau được áp dụng quy tắc phối màu này.

Có một cách phối màu rất đơn giản được nhiều người áp dụng, thậm chí những người phối màu kém cũng có thể tạo nên những tổng thể đặc sắc. Đó là sử dụng tông màu đen và trắng làm chủ đạo. Sau đó, màu thứ 3 có thể là những màu sắc nổi bật hơn như đỏ, xanh,... Như vậy, tổng thể tạo được sẽ vô cùng hợp mắt.

Phối màu bổ sung xen kẽ

Phối màu bổ sung xen kẽ

Phối màu bổ túc bộ bốn

Phối màu theo nguyên tắc bổ túc bộ bốn hay còn gọi là Rectangular Tetradic/Compound Complementary. Đây được đánh giá là một cách phối màu vô cùng khó trong các kiểu phối màu theo bánh xe màu sắc. Tuy nhiên, nếu như thành thạo sử dụng màu trong cách phối này thì các bạn chắc chắn sẽ tạo nên những tổng thể vô cùng ấn tượng, bắt mắt.

Phối màu theo nguyên tắc bổ túc bộ bốn này, người ta sẽ phối 2 cặp màu đối lập nhau, thường sẽ tạo thành hình vuông hoặc hình chữ nhật. Điểm khác biệt của cách phối này chính là sự đối lập và bổ sung giữa 2 cặp màu. Với cách phối màu này, có thể các bạn sẽ thấy khó sử dụng và phối màu được hài hòa. Do vậy, với cách phối màu này bạn cần phải thật sự thành thạo về các màu sắc, lúc đó, việc kết hợp sẽ dễ dàng hơn rất nhiều. Tốt nhất các bạn nên chú ý cân bằng giữa các màu nóng và lạnh để tổng thể không bị chênh lệch quá nhé.

Phối màu bổ túc bộ 4

Phối màu bổ túc bộ 4

Một số ứng dụng của bánh xe màu sắc trong đời sống

Ứng dụng của bánh xe màu sắc trong thời trang

Bánh xe màu sắc là một công cụ hoàn hảo để ứng dụng trong thời trang. Tùy vào từng hoàn cảnh, sự kiện mà các bạn có thể sử dụng bánh xe màu sắc trong thời trang để tạo nên những outfit bắt mắt.

Nếu bạn yêu thích phong cách tối giản, chỉn chu, các bạn có thể lựa chọn những màu sắc trung tính. Còn nếu bạn muốn mình trông sành điệu hơn, nổi bật hơn thì có thể lựa chọn những tông màu nổi bật hơn và ứng dụng cách phối màu theo bánh xe màu để mang lại một vẻ ngoài cool ngầu nhất.

Ứng dụng của bánh xe màu sắc trong thời trang

Ứng dụng của bánh xe màu sắc trong thời trang

Ứng dụng của bánh xe màu sắc trong trang trí nội thất

Trong trang trí nội thất, bánh xe màu sắc cũng được sử dụng rất nhiều để tạo nên nhiều không gian sống với nhiều phong cách khác nhau. Màu sắc đóng một vai trò vô cùng quan trọng trong trang trí nội thất. Mỗi một phối màu sắc sẽ thể hiện phong cách, sở thích cũng như cung mệnh của gia chủ. Lựa chọn màu sắc một cách hợp lý sẽ làm căn nhà của bạn trông có gu hơn và ấm cúng hơn.

Ứng dụng của bánh xe màu sắc trong trang trí nhà cửa, nội thất

Ứng dụng của bánh xe màu sắc trong trang trí nhà cửa, nội thất

Ứng dụng của bánh xe màu sắc trong thiết kế đồ họa, poster, quảng cáo

Trong thiết kế đồ họa, poster, bảng biểu, màu sắc thể hiện một vai trò cực kỳ cần thiết. Một sản phẩm đẹp sẽ tạo nên sự hài hòa, câng đối và thu hút ánh nhìn của người đối diện. Do vậy bánh xe màu sắc ra đời trợ giúp rất nhiều cho việc thiết kế này.

Bánh xe màu sắc được ứng dụng rộng rãi trong thiết kế đồ họa

Trong thiết kế đồ họa, bánh xe màu sắc đóng vai trò quan trọng

Lời kết

Bánh xe màu sắc là một công cụ hữu hiệu để giúp các chàng tạo nên những outfit ấn tượng. Tuy nhiên, các bạn không cần bắt buộc phải dùng vòng tròn màu này để phối đò. Hãy phối đồ một cách hài hòa nhất và thể hiện được cá tính bản thân mình nhé. Đừng quên theo dõi trang tin tức của 5S để cập nhật thêm nhiều thông tin hơn nữa. 

5S Fashion - Thời trang cho nam giới 

>>> Xem thêm

Biên tập: Trần Minh Phúc
Đã thêm vào giỏ hàng!
Xem giỏ hàng